ET1600F là dòng bàn làm việc của Hòa Phát được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Không những thế đây là mẫu bàn được rất nhiều người ưa chuộng do có giá thành rất hợp lý. Ngày nay, Hòa Phát là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực chế tạo nội thất nói chung chính vì thế những sản phẩm của hãng luôn đảo bảo tính chất lượng cao cùng với đó là chính bảo hành chất lượng nhất. 



Dưới đây là một số nhận xét về chiếc bàn ET1600F:

Thiết kế:
ET1600F sở hữu thiết kế đơn giản do đây là mẫu bàn trưởng phòng thuộc phân khúc giá rẻ nên không được Hòa Phát tập trung quá nhiều vào thiết kể sản phẩm. 


Bàn được thiết kế rất thích hợp để sử dụng làm việc với máy tính.

Chất liệu:
Bàn trưởng phòng Hòa Phát ET1600F được làm từ chất liệu gỗ công nghiệp phủ sơn PU. Tuy là gỗ công nghiệp nhưng nhìn từ bên ngoài rất giống với gỗ tự nhiên.

Chất lượng:
Bàn văn phòng Hòa Phát ET1600F có chất lượng rất cao hoàn toàn có thể sử dụng từ 5 – 10 năm mà không hề hư hỏng. Người mua có thể yên tâm với chất lượng của bàn làm việc Hòa Phát khi đây là thương hiệu nổi tiếng trong ngành.

Kích thước bàn ET1600F:
Rộng: 1600

Sâu: 800

Cao: 760

Nhìn vào kích thước của bàn có thể thấy đây là kích thước của một chiếc bàn cỡ trung bình lớn. Chính vì thế ngoài sử dụng cho trưởng phòng bàn còn có thể sử dụng cho phòng làm việc giám đốc.

Giá bán:
Hiện nay bàn Hòa Phát ET1600F được bán vói mức giá 2.565.000VNĐ đây là mức giá hợp lý cho một chiếc làm việc dành cho trưởng phòng đặc biệt đây là bàn thương hiệu Hòa Phát.

Hiện nay tại noithat247.net đang phân phối bàn Hòa Phát ET1600F tại đại chỉ: http://noithat247.net/ban-et-1600f.html

Bàn Hòa Phát ET1600F giá bao nhiêu?

Gỗ bách xanh là loại gỗ thuộc nhóm IIA nhóm hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại đồng nghĩa với việc mua bán trên thị trường là phạm pháp. Tuy nhiên có một số lượng không nhỏ gỗ bách xanh trên thị trường được mua bán công khai với giá thành cao. Giá trị của gỗ bách xanh trên thị trường không có nhiều sự chênh lệch với những loại gỗ thuộc nhóm 1. Ngày nay, gỗ bách xanh được lựa chọn sử dụng nhiều trong đồ dùng nội thất hay điêu khắc.


Để nhận biết gỗ bách xanh khá đơn giản người mua không phải mất nhiều thời gian khi loại gỗ bách có nhiều đặc điểm mà những loại khác không có.

Cây Bách xanh là cây có thân gỗ to, thẳng, thường xanh, cao khoảng trên 20m, đường kính thân 0,6 – 0,8m, thân thẳng. Vỏ thân màu nâu đen, có những vết nứt dọc.

Gỗ cây bách xanh có thớ thẳng, khá mịn, khi khô ít nứt nẻ và thường không bị biến dạng, không bị mối mọt hay mục, do vậy mà rất dễ dàng cho việc gia công chế tác. Do gỗ có mùi thơm dịu nên gỗ còn được dùng làm bột hương. Ngoài ra cây có thể trồng làm cảnh bởi Bách Xanh có dáng đẹp, .

Về hình thái, Bách xanh gần giống với Pơ mu (là một chi trong họ Hoàng đàn), nhưng khác  ở đặc điểm là gỗ Pơ mu cao to hơn. Lá cây Bách Xanh loại to dài khoảnh 5mm, lá nhỏ dài 2mm. Lá của Bách Xah cũng gần giống với lá cây Pơ mu về hình dạng và màu sắc. Mặt lá trên màu lục thẫm, mặt dưới của lá thì màu bạc hơn.

Về màu sắc thì gỗ Bách Xanh thường có là: màu vàng, nâu lợt, màu nâu hay xen khaki. Gỗ Bách xanh có nhiều nhựa, tinh dầu tạo chất màu “xanh” trong thớ gỗ và cũng là đặc tính tạo ra mùi hương cho gỗ.Tinh dầu có mùi thơm dịu, hiện còn ít được nghiên cứu về mặt hoá học cũng như giá trị sử dụng. Mùn cưa được dùng làm hương thắp.

Yếu tố nhận biết tốt về loại Gỗ Bách Xanh là mùi hắc và không ngọt. Tuy nhiên, khi ngâm trong nước thì gỗ Bách Xanh có hương thơm nhè nhẹ rất dễ chịu.

Gỗ Bách xanh còn có tính dược lý cao, tốt cho người  sử dụng đặc biệt những người bị chứng cao huyết áp ....

Xem thêm:

So sánh gỗ lim và gỗ căm xe

So sánh gỗ lim và gỗ hương

Tìm hiểu cách nhận biết gỗ bách xanh

Gỗ lim và gỗ căm xe một trong những loại gỗ được sử dụng nhiều dùng để làm bàn ghế sử dụng trong văn phòng hay tại nhà. Thực tế việc gỗ lim thuộc nhóm I và gỗ căm xe thuộc nhóm II không nói lên nhiều đều giữa 2 loại gỗ này về độ bền chắc của gỗ. Nhưng về vẻ đẹp của gỗ lại hoàn toàn khác giữa gỗ thuộc nhóm I và các nhóm các lại. 


>> Phân biệt cây gỗ sưa đỏ và trắng như thế nào?

So sánh gỗ lim và gỗ căm xe giúp người mua biết được đâu là loại gỗ phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình nhất. Thực tế việc so sánh giữa gỗ lim và gỗ cam xe không nói ý nghĩa nhiều về giá cả của 2 loại này. Vì thực tế gỗ lim luôn có giá đắt hơn gỗ căm xe. 


Thoạt nhìn ban đầu người mua sẽ khá bất ngờ vì độ giống nhau của gỗ lim và gỗ căm xe. Màu sắc của gỗ căm xe và gỗ lim gần như tương đồng với nhau. Người ta chỉ có thể nhận biết gỗ lim và gỗ căm xe dựa vào vâng gỗ, cân nặng, mùi đặc trưng của từng loại gỗ là gì.

Khi còn là gỗ nguyên liệu, căm xe khối nhìn vào thường có màu vàng đỏ (gỗ mới khai thác, vừa bóc tách dác gỗ) đến màu đỏ thẫm (gỗ đã để lâu sau khi khai thác) lý do là vì căm xe có 1 đặc tính đó là sau 1 thời gian dài chất nhựa của cây căm xe thấm từ trong ra làm cho gỗ xẫm màu xuống. Lượng nhựa tích dần và thẩm thấu làm cho gỗ căm xe nhìn vào có màu đỏ thẫm.

Như vậy khi còn là gỗ nguyên liệu thì căm xe khá dễ dàng để nhận biết ra chúng. Gỗ thường được nhập khẩu về dưới dạng hộp vuông (đã loại bỏ dác gỗ), các đầu mối trong nước tiến hành xẻ quy cách đem sấy hoặc phơi gỗ khi đạt đủ độ ẩm sẽ tiến hành sản xuất đồ gỗ nội thất. 


Gỗ lim một trong bốn loại gỗ tứ thiết của Việt Nam (gỗ tứ thiết bao gồm 4 loại sau: Lim, sến, trắc và gụ hay còn gọi gõ mật). Lim thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum, loài Erythrophleum fordii. Cây lim là loài cây gỗ rất cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt tấn công, chúng có màu hơi nâu đến nâu thẫm, lim có khả năng chịu lực nén rất tốt. Vân gỗ dạng xoắn khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen.

Gỗ lim là loại gỗ có mùi rất hắc, gây dị ứng cho mũi đặc biệt là loài lim sinh trưởng ở khu vực Tây Nguyên hoặc Lim Lào. Trong quá trình sản xuất hoặc thi công đồ gỗ nếu hít phải bụi cưa thường sẽ bị hắt hơi liên tục, tạo cảm giác khó chịu, rát cho mũi cho những ai tiếp xúc với chúng. Lim là loài gỗ quý hiếm được xếp vào gỗ nhóm 2 bảng phân chia nhóm gỗ Việt Nam. Chúng có khối lượng nặng nhất trong các loại gỗ.

So sánh gỗ lim và gỗ căm xe

Gỗ lim và gỗ hương là 2 loại gỗ thuộc nhóm 1 đây đều là 2 loại gỗ khá quý hiếm tại Việt Nam hiện nay và giá của chúng đều rất đắt đỏ. Hiện nay, gỗ lim hay gỗ hương thường được lựa chọn dùng để đóng bàn ghế. Tuy nhiên vấn đề đặt ra đó chính là nên lựa chọn gỗ lim hay gỗ hương? Thực tế cả 2 loại gỗ này đều có độ bền và chất lượng tốt như nhau. Tuy nhiên so sánh gỗ lim và gỗ hương là để người mua tìm ra những đặc điểm của 2 loại gỗ này xem loại gỗ nào phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng nhất.

Gỗ Lim:

Gỗ lim rất cứng, rắn chắc, vì thế dằm lim cũng có độ cứng và dày tuyệt đối. Mùn gỗ lim có mùi rất hắc, dễ gây dị ứng cho mũi. Do đó nếu bạn đến 1 xưởng gỗ, sau khi hít dính mùn gỗ lim thường sẽ bị hắt hơi liên tục. Cảm giác gay rát ở mũi, rất khó chịu. Gỗ lim là loại gỗ có khối lượng nặng nhất trong các chủng loại gỗ thường gặp hiện nay. Do đó chỉ cần nhấc tấm gỗ lên bạn sẽ thấy nó có trọng lượng nặng hơn so với bình thường.

Gỗ Hương:

- Cây Gỗ Hương là cây gỗ lớn, cao 30-35m, đường kính có thể tới 100cm. Gốc thường có bạnh vè, vỏ màu xám nâu, nứt dọc sau bong vảy lớn. Vết vỏ đẽo vàng nhạt khá dày, rớm nhựa hơi đỏ.

- Là loại gỗ quý (có xuất xứ từ nước Lào), rất đẹp và có mùi thơm trong quá trình sử dụng. Gỗ có màu nâu hồng khi đã được đưa vào sử dụng theo thời gian: vân đẹp, thớ gỗ lại rất nhỏ. Bản chất của Gỗ Hương là: rất cứng, rắn, chắc.

- Gỗ Hương có nhiều tên gọi khác nhau dựa vào tính chất của vùng miền như : hương đá , hương nghệ , hương vàng , hương xoan , hương vườn....

- Cầm thanh Gỗ Hương ta thấy thanh gỗ rất khô và cứng cáp chắc và nặng , khi ngửi có mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu.

- Quan sát bề mặt ta thấy Gỗ Hương có màu đỏ hoặc màu vàng nhìn kỹ ta thấy vân Gỗ Hương rất đẹp có chiều sâu ,tom gỗ nhỏ và mịn có nhiều dải màu sắc , thớ gỗ rất dai và dẻo.

- Một cách nữa ông cha ta thường dùng để nhận biết Gỗ Hương là ngâm Gỗ Hương vào nước vì khi ngâm , nước ngâm sẽ chuyển dần từ màu trắng sang màu xanh nước chè.

Xét về mọi tiêu chí có lẽ gỗ hương có phần nhỉnh hơn gỗ lim do có mùi thơm đặc trưng.

Xem thêm: 

So sánh gỗ lim và gỗ hương